Tin Mới
Số lượt truy cập
Số người online 9
Truy cập nhiều nhất 134
Tổng số lượt truy cập 3416447
Tư Vấn
+ Dạy Cách Hát Karaoke Hay Chuyên Nghiệp

 Hát karaoke vừa là cách xả stress hiệu quả lại vừa giúp chúng ta sống tự tin hơn. Tuy nhiên, thực tế còn rất nhiều bạn trẻ thấy ngại khi đi hát vì nhiều lí do mà lí do lớn nhất là không biết cách hát thế nào cho ổn chứ chưa cần nói đến hay. Một vài chiêu thức đơn giản sau sẽ giúp bạn thay đổi hướng suy nghĩ và đạt điểm cao khi đi hát karaoke.

 Hát karaoke sẽ kết hợp giữa nhiều yếu tố như thiết bị âm thanh karaoke chuyên nghiệp, mic không dây hát khỏe ko hút hơi vvv
Kinh nghiệm cho bạn khi hát karaoke
Muốn hát đúng nhịp, đúng giai điệu, âm vực, bạn nên chọn những bài hát phù hợp với chất giọng của mình.
Hãy nghe đi nghe lại bài hát bạn chọn làm “bài tủ” nhiều lần. Nghe và lẩm nhẩm hát theo cũng là cách giúp bạn quen với giai điệu, với âm vực bài hát.
Sự tự tin sẽ giúp bạn “lấn át” được sự mất bình tĩnh và cảm giác hụt hơi trong khi đang thể hiện mình đó bạn.
Mọi người thường nghĩ là giọng nữ cao hơn giọng nam, nhưng thật ra là giọng nam cao hơn giọng nữ, giọng nữ do trong hơn giọng nam nên mọi người thường lầm tưởng là cao hơn.
Hát chứ không phải gào, cứ hát vừa sức mình.
Uống nhiều nước, tránh các chất kích thích và có cồn khi đi hát.
Không nên hát liên tục nhiều bài mà nên nghỉ ngơi sau khi hát 1, 2 bài.
Giọng hát không hay vậy hãy thử 2 cách này sẽ cải thiện được chất giọng của bạn
Tập lấy hơi thật sâu và nhớ là phải hít sâu vào trong phần bụng và phổi cho thật căng, sau đó xì hơi ra qua đường miệng làm sao cho nó kêu xì xì như lốp xe bị thủng hơi ấy, càng xì được lâu càng tốt. Luyện thật nhiều vào bạn sẽ có hệ thống hơi tốt thì sẽ hát hay và đúng nốt. Các ca sỹ hàng ngày vẫn phải luyện cái này.(chú ý không được nén hơi ở ngực – như thế sẽ không hát được câu dài và không đủ hơi cho nốt nhạc cao)
Bạn sẽ gặp vấn đề là sao hát không thanh thoát như ca sỹ mà cứ ồm ồm, giọng xỉn và không thoát ra được?
Khi hát bắt buộc phải lấy hơi như nói trên và thật chú ý điều này: bạn phải đẩy hơi (lời hát) lên cao trong vòm miệng của mình phần vòm miệng ở dưới mũi của bạn ấy (nhưng đừng đẩy qua mũi nhé). Phải đảm bảo là luôn làm như vậy với mọi câu hát. Bạn sẽ khám phá ra được nhiều khi tập cái này.
Làm được thế giọng hát của bạn sẽ vang to và xốp đây là điều mà một ca sỹ bắt buộc phải làm được
Với những nốt nhạc thấp thì khi hát bạn đừng lấy hơi sâu hoặc không lấy hơi thì bạn sẽ hát được rất trầm đấy và phải nhớ là vẫn phải đẩy câu hát lên vòm miệng nhé!
Trên đây là một trong 2 thao tác dễ bạn nên tập luyên để có được chất giọng. Làm tốt được những điều này đảm bảo giọng hát của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều!Chào các bạn!
Như các bạn đã biết, việc lấy hơi khi hát Karaoke không chỉ nhằm mục đích cung cấp dưỡng khí cho cơ thể, cũng như cung cấp làn hơi cho việc phát thanh, nhưng còn góp phần biểu hiện ý nghĩa, nội dung, tình cảm của bài hát, có nhiều trường hợp lấy hơi khác nhau mà người ca viên cần biết và làm quen. Đằng khác, cũng có một số nguyên tắc trong việc lúc nào nên hay không nên lấy hơi và những lợi ích của việc lấy hơi như thế nào.
 

I. ÍCH LỢI CỦA VIỆC CHỦ ĐỘNG LẤY HƠI

1. Việc chủ động lấy hơi lúc khởi tấu cũng như trong bài hát, sẽ làm cho tiếng hát được đầy đặn và có năng lực hơn. Nhiều người than hơi của mình ngắn, hoặc tiếng yếu, một phần lớn là không lấy hơi đúng cách  hoặc không ý thức để lấy hơi đúng lúc. Xem thêm bài
2. Ích lợi lớn lao khác là giúp cho toàn thể ca viên bắt đầu câu hát được đều đặn và sắc bén. Nhiều ca đoàn khởi tấu chưa đều  phần nhiều là do chưa tập lấy hơi chủ động.
 

 II. CÁC TRƯỜNG HỢP LẤY HƠI

Người ta thường phân biệt bốn trường hợp chính như sau :
1. Lấy hơi lớn
Là lấy hơi một cách thong dong, không vội vàng, thường thực hiện ở chỗ có dấu lặng tương ứng với một phách trong nhịp độ vừa (giống như dấu chấm trong bài văn).
 
Lấy hơi lớn giúp ca sĩ có thể lên được những nốt rất cao
 
2. Lấy hơi nhỏ
Là lấy hơi ngắn hơn, dưới một phách cho đến 1/4 phách, thường gặp ở cuối tiết nhạc (chi nhạc), (giống như dấu phẩy trong bài văn).
3. Lấy hơi trộm
Là lấy hơi thật nhanh và nhẹ nhàng như là không lấy hơi vậy (không để người khác nhận ra). Thường áp dụng trong câu nhạc dài, cần lấy hơi bổ sung mà vẫn bảo toàn ý nghĩa lời ca, hoặc trong chỗ ngắt câu phù hợp với ý nghĩa lời ca. Ký hiệu bằng dấu phải (‘), trong thanh nhạc dùng (v).
 
Để đảm bảo giai điệu của bài hát lấy hơi trộm là 1 phương pháp rất cần thiết
 
4. Cướp hơi
Là lấy hơi thật nhanh và mạnh mẽ, thường xảy ra ở những đoạn nhạc sôi nổi, hùng tráng  hoặc lúc chuẩn bị cho cao trào của bài hát. Đây là một kỹ xảo cao trong nghệ thuật ca hát, cần phải chú ý rèn luyện công phu (xem thêm đoạn Ha-lê-lui-a cuối bài Lạy Nữ Vương Thiên Đàng).
Trong hợp ca, có những câu nhạc dài hoặc những chỗ ngân dài không được để đứt hơi, các ca viên phải nối hơi bằng cách thay nhau, kẻ trước người sau lấy hơi trộm : khi tiếp tục lại, phải vào bè nhẹ nhàng cũng như lúc mình hết hơi vậy.

III. CÁC NGUYÊN TẮC LẤY HƠI TRONG BÀI HÁT

Trong câu nói, muốn đảm bảo ý nghĩa, ta chỉ ngắt sau một cụm từ, hoặc dừng lại sau một câu đầy đủ ý nghĩa. Trong bài hát cũng vậy, nhưng đôi khi cũng có những trường hợp ngoại lệ, buộc ta phải ngắt câu nhiều hơn là câu văn cho phép. Hoặc buộc ta phải hát luôn, không ngừng sau mỗi cụm từ, như trong câu nói có thể cho phép.
Trong những trường hợp đó, ta nên theo một số nguyên tắc sau :
1. Bình thường, lấy hơi trước mỗi câu hát (lúc khởi tấu cũng như trong bài hát) hoặc chỗ bài hát ghi dấu lặng, có chỗ xem ra không cần lấy hơi, nhưng tác giả cố ý ghi dấu lặng để ca viên lấy hơi cho đồng đều, nhịp nhàng .
2. Câu hát dài cần ngắt để lấy hơi bổ sung, thì nên ngắt nơi nào có đủ nghĩa.
3. Không lấy hơi vụn vặt, cứ 2, 3 chữ đã ngưng để lấy hơi.
4. Không lấy hơi ở giữa các từ kép như Thiên Chúa, yêu thương …
 

IV. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý

1. Theo nhịp độ
Nếu hát loại bài với nhịp độ thong thả, thì lấy hơi vào cũng thong thả (xem “Khúc Nhạc Cảm Tạ”). Gặp loại bài sôi nổi, thì lấy hơi cũng phải nhanh nhẹn, nhịp nhàng đáp ứng yêu cầu tốc độ của bài hát 
2. Theo sắc thái
Gặp đoạn nhạc sắp hát rời, thì lấy hơi chuẩn bị cũng phải lấy hơi rời, nghĩa là lấy hơi nhanh rồi nén hơi chờ đợi cho đến khi hát các âm thanh rời.
Dạy cách hát karaoke hay dành cho mọi người
Chào các bạn!
Muốn hát hay và lên được nốt cao thì không có cách nào khác ngoài việc đi học thanh nhạc, ngay cả ca sỹ chuyên nghiệp khi đã biết hát rồi mà vẫn phải luyện thường xuyên mới giữ giọng được. 
Tuy nhiên, chúng tôi có 2 cách